Xã hội phức tạp - hình thành nhà nước Văn hóa Đông Sơn

Sự phát triển kinh tế - xã hội

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Để phục vụ cho trồng trọt, cư dân Đông Sơn bấy giờ đã đẩy mạnh chăn nuôi trâu, để lấy sức kéo và phân bón. Nhiều di vật văn hóa Đông Sơn có xương trâu, bò. Các gia súc, gia cầm cũng được cư dân Đông Sơn chăn nuôi rộng rãi[cần dẫn nguồn] như lợn, gà, chó... Nghề thủ công đạt được bước tiến rất quan trọng từ khi cư dân Phùng Nguyên phát minh ra nghề luyện kim, đúc đồng, tiến lên nghề luyện sắt ở giai đoạn Đông Sơn. Việc phát hiện được những khuôn đúc đồng và xỉ đồng đã khẳng định nghề luyện kim do cư dân Hùng Vương sáng tạo ra.

Với kỹ thuật luyện đồng, cư dân Đông Sơn bấy giờ đã tạo nên bước ngoặt, loại trừ hẳn đồ đá. Trong một số di tích thời Hùng Vương như Tiên Hội, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang đã tìm thấy các di vật bằng sắt[cần dẫn nguồn].

Nghề làm đồ gốm của các cư dân Đông Sơn cũng phát triển lên một bước. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải tiến. Người thợ gốm bấy giờ còn biết dùng phương pháp tạo hình bằng cách đổ khuôn và nung trong lò kín chuyên dụng. Chất lượng gốm ngày càng cứng và ít thấm nước hơn, độ mịn ngày càng tăng. Trình độ tạo hình cũng ngày càng cao hơn. Các bình gốm ở phần miệng, rìa miệng, đoạn eo thắt ở cổ đều đặn, song song chạy quanh thân gốm, loại hình sản phẩm gốm phong phú, đa dạng.

Sự phát triển của nền kinh tế trên nhiều mặt là cơ sở cho sự mở rộng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Hiện tượng một số trống đồng loại I Hêgơ của nước Văn LangThái Lan, Malaixia, Indonesia... cũng như sự có mặt của những lưỡi qua đồng Chiến quốc ở nhiều di tích văn hóa Đông Sơn đã chứng tỏ có sự buôn bán giữa người Việt cổ đương thời với các quốc gia quanh vùng. Một số đồ trang sức và trâu, bò cũng đã trở thành hàng hóa trong việc buôn bán giữa Văn Lang-Âu Lạc với các nước lân bang.

Xã hội phức tạp - phân hóa giàu nghèo

Về tổ chức xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phân công lao động xã hội giữa nông nghiệpthủ công nghiệp, sự trao đổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Sản phẩm thặng dư xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đã tạo nên cơ sở cho sự phân hóa xã hội. Những của cải chung của xã hội (do lao động công ích, do thu nhập từ ruộng đất công cộng của chiềng, chạ) dần dần bị một số người tìm cách chiếm đoạt biến thành của riêng. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quan trọng là xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hóa xã hội đã xuất hiện, nhưng chưa đáng kể. Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hoà Vĩnh Phúc thì có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 24 hiện vật, phổ biến ở số mộ còn lại đều có từ 3 đến 13 hiện vật. Đồ tùy táng giống nhau gồm gốm công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm. Như vậy là, ở giai đoạn đầu thời Hùng Vương quan hệ cộng đồng nguyên thủy mới bước vào quá trình tan rã.

Từ sự phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hóa thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau. Sự phân hóa đó đã diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét trải qua một quá trình lâu dài từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Tuy nhiên, sự phân hóa xã hội bấy giờ thành hai cực chưa sâu sắc. Sự phân hóa tài sản là biểu hiện của sự phân hóa xã hội. Gắn liền với hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ gia trưởng, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau:

  • Quý tộc (gồm có các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác).
  • Nô tì.
  • Tầng lớp dân tự do của công xã nông thôn là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu.
  • Tầng lớp trên của xã hội ngày càng giàu có và nắm giữ các cương vị quản lý công việc công cộng của chiềng, chạ...

Như vậy, những tiền đề đầu tiên cho sự hình thành quốc gia và nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương vào giai đoạn đầu Đông Sơn đã xuất hiện và phát triển qua 18 đời và sau này chuyển tiếp cho vương quốc Âu Lạc của An Dương Vương vào giai đoạn cuối Đông Sơn. (Các chứng cứ đang được khám phá dần)